30 tháng 8, 2010

Vừa xong 1 tuần nỗ lực hết mình, nhưng kết quả lại không như mong đợi!
Bề bộn,
Xáo trộn,
Chồng chéo lên nhau,
Công việc, học hành, nhà cửa...
Trải qua cảm giác nhịn ăn từ lúc thức dậy đến khi chuẩn bị đi ngủ lại, mệt nhoài, run rẩy, lo sợ mình ngã quỵ...
Bất chợt hoang mang, sức khỏe của mình ngày một mong manh quá!!! 
Thèm 1 cái vai để tựa!
Thèm 1 lời an ủi, vỗ về!
Thèm 1 cái ôm thật ấm, thật chặt! 
Để vững lòng mà tiếp tục chiến đấu!
Thấy nao lòng kinh khủng...
Xa cách đến bao giờ???
Đọc đâu đó: "Khi không thể gần hơn, người ta xa cách đến lạ lùng"
Như lúc này đây, về cảm giác, xa và mỏng manh lạ lùng!!!

Hai lăm


Đã bước qua tuổi 25 được 5 ngày... và muốn viết 1 cái gì đó ... có thể gọi là bước ngoặt không?
Sắp đi qua tháng 8 - 1 tháng 8 nặng nề nhất đối với mình từ trước đến giờ - liệu giông bão có tan?
K có ý niệm j về sinh nhật cho tuổi này, nhưng những điều mình nhận được thật bất ngờ!
Và nhận ra, dù sóng gió, hay giông bão có vùi dập mình đến mấy, thì cuộc sống này có khi vẫn còn đáng sống, vì những người vẫn luôn thương yêu và nhớ đến mình!
Muốn nói lời cảm ơn đến tất cả! Vì 1 khởi đầu 25 trọn vẹn!

Lại tiếp tục bước...
Dũng cảm lên, dù ý chí thì đã tắt rồi, lại đôi khi thấy biếng nhác sống tiếp thân phận này... vì sợ đối mặt với chính sự yếu đuối và chùn bước của mình trong tương lai...

18/08/2010

Chưa năm nào mình đón nhận 1 tháng sinh nhật đầy trắc trở như năm nay.

Tất cả mọi chuyện đều quá bất công với mình. Công việc, học hành, tình yêu, sức khỏe, gia đình,...

Mình đã làm j sai sao?

Mình đã gây nên nghiệp chướng j nặng nề sao?

...

Suy đi nghĩ lại, thấy hối hận quá!

Lẽ ra mình k nên nói cho họ biết. Mặc kệ mình đi, tại sao họ phải bít làm j???

...

Đừng ai nhắc nhở mình về ngày sinh nhật nữa!

Đừng ai hết!

Mình mệt mỏi lắm, k có tâm trạng đâu!!!

Mình chỉ muốn trốn đi thôi!!!

5/8/2010

Mình mệt mỏi!

Vì những điều ng khác nói, và vì chính những lo lắng của bản thân mình!

Nhưng mình k nói ra nữa... Mình cũng có tự trọng... Mình k mún nói thêm lần nào nữa!

Mình lần lượt nhìn từng đứa bạn lên xe hoa. Lòng ngổn ngang suy nghĩ. Bao nhiêu lần mình tưởng tượng, hình dung mình trong những bộ soire' trắng, sánh đôi bên người mình thương yêu... Mình nghĩ đến lúc bồi hồi xúc động khi trở thành thành viên của 1 gia đình khác... Mình nghĩ về những j mình sẽ làm với gia đình nhỏ của mình, với những đứa con mà mình sẽ có... Mình mơ!

Nhưng người ta thì không như thế! Người ta không muốn, hoặc là người ta chưa muốn. Người ta nói điều đó, trước sau j cũng tới, tại sao phải vội vàng?

Mình 25t, và bệnh hoạn, đeo đuổi 1 cuộc tình gần chục năm trời, mà lạc lối. Mình sợ, và ghét những lần đi khám bệnh, để mỗi lần trở về, lại thêm 1 chút tự ti. Bác sĩ nói "lập gia đình đi để còn chữa, đừng để trễ quá, phụ nữ k có con khổ cả đời...", rồi thêm những bệnh khác nữa... Chắc j mình đã có con như mình từng mơ chứ !?

Nhưng người ta khác. Người ta không thích có con. Quan điểm của người ta chắc là cao cấp và tiến bộ theo kiểu mình k thể đạt tới tầm đó. Người ta k cần con, thì việc j phải vội kết hôn? Mình quan hệ với người ta. Mình gặp trục trặc, nhưng mình k thể nói thẳng với bác sĩ, vì mình vẫn "chưa kết hôn", mình sợ những điều tiếng xã hội, mình sợ cho danh dự của mẹ mình. Người ta không biết, hoặc nếu biết người ta sẽ la mắng mình cổ hủ, người ta k hiểu, vì người ta "tiến bộ", còn mình dù j thì vẫn ăn sâu 1 vài cái lạc hậu k thể thay đổi! Mình ngày ngày cảm nhận dần những thay đổi trong cơ thể, hoang mang và lo lắng... Mình sợ kinh khủng!

Nhưng người ta sẽ không hiểu! Vì người ta tiến bộ, haha, vì người ta thích khác người! Người ta thích bình đẳng, người ta thích tự do, vâng vâng và vâng vâng.

Mình không cần gì nhiều! Mình chỉ ao ước được ở gần, được chăm sóc và yêu thương lẫn nhau. Nhà cao cửa rộng, mình k cần. Tiền bạc dư dả, mình không cần. 2 người cùng quyết tâm, từ từ cái j cũng có.

Nhưng người ta khác, người ta k tự tin để lấy mình. Chắc ng ta sợ. Gia đình mình nghèo quá, ng ta không an tâm là 2 đứa sẽ cùng nhau làm nên sự nghiệp. Ngta phải chuẩn bị trước, ngta phải lo sự nghiệp trước... Và người ta kêu mình đợi đi, đợi tới khi nào ng ta sẵn sàng... Tới khi nào???

Mình chỉ cần được an phận, mình chỉ cần có 1 gia đình, của riêng mình, để mình thoát ra khỏi cái cuộc sống hiện tại. Mình cứ mơ là ngta sẽ giải thoát cho mình. Hóa ra mình lại rơi vào 1 cái mê cung khác, càng mù mịt hơn.

Chắc trong mắt ngta bây giờ, mình là 1 đứa suốt ngày chỉ biết thúc giục đòi cưới. Ngta mệt mỏi với mình... Haha, bộ mình vui lắm sao? Bộ mình k tự trọng, k tự thấy nhục nhã sao? Mỗi lần mình nói ra, người ta đều có những lý lẽ của ngta. Và quan điểm của 2 đứa k gặp nhau ở điểm nào, chỉ thấy sau mỗi lần như thế, mỗi người lại mang trong mình những cục ngổn ngang khác nhau, lại càng xa nhau hơn. Dù gì ngta cũng là con trai, ngta học cao, ngta tài giỏi, trẻ trung và đầy hoài bão, k muốn bị trói buộc... Mình... haha, hãy tự cười vào mặt mình đi!

Hôm qua, mẹ nói mình phải hỏi ngta dứt khoát. Mẹ không muốn con của mẹ cứ tiếp tục chờ đợi và héo úa dần với những bệnh tật. Mẹ nói dù mẹ nghèo, nhưng mà trong 2 tháng ngta về, mẹ cũng ráng lo cho con mẹ nên gia thất, để con mẹ còn có thể sinh con đẻ cái, còn có chỗ để nương tựa. Mẹ nói mẹ nhìn mình mỗi ngày lần lượt từ chối hết người này đến người khác, mà mẹ lo sợ sau bao nhiêu năm chờ đợi, con gái của mẹ sẽ bị ngta chối bỏ... Mẹ nói nhiều lắm...

Mình đau!!! Vì làm mẹ lo lắng hoài, từ bao nhiêu chuyện học hành, đau ốm, bây giờ lại đến chuyện chồng con... Mình đau vì mình k thể tự quyết, đau vì dù sao đi nữa thì ngta vẫn chưa hề nghĩ cho mình, cho những bệnh tật, cho những trở trăn và thân phận con gái của mình... vì ngta chưa mún. Mình đau vì nhục nhã, vì tự trọng... Đau cho những tủi thân và những ước mơ cứ dần dần sứt mẻ của mình... Và cho cả cái mối tình cứ kéo dài ra mãi, mà càng ngày mình càng thấy mệt mỏi...

Mình mệt mỏi và mún từ bỏ...

Tại sao cái thân phận làm người của mình lại gian truân thế?

Mình đau!!!

ngày đẹp trời >:)

Mùa thu đến rùi, năm nay nó đến thật rõ, thật đậm!


Thời tiết se se sau những ngày nắng gắt muốn cháy da cháy thịt. Sáng ra trời mát mẻ, xanh trong, khiến mình chỉ muốn bỏ tất cả công việc mà chạy ra ngoài quán cà phê ngồi lê la nhìn ngắm. Mấy năm nay rùi có được hưởng thụ tiết thu như năm nay đâu! Chiều đến, gió bắt đầu lấn lướt. Đi làm mắc váy xòe, chiều chạy xe về thì cứ thế mà lấy tay chặn váy lại! :) Tối đến chẳng muốn đi đâu, chỉ thích ở nhà, ăn cơm, nói chiện với mẹ, xem thời sự, tắm rửa, rồi leo lên phòng đọc cái này cái nọ 1 chút, xong quấn chăn vào ngủ, trong lúc chập chờn còn nghe tiếng vài giọt mưa rớt nhẹ trên mái. Thời gian này lại tương đối rảnh rang, k phải bù đầu với assignments, đi học đàn thì suốt ngày xin nghỉ, Tạp chí cũng vừa ra rồi, nên tạm thời được nghỉ ngơi (mặc dù cũng còn 1 bài dịch chưa xong và 2 tuần nữa là thi liên tiếp 3 môn :P )... Ước chi mà được như mấy năm trước, được nghỉ hè thoải mái rong chơi lang thang đây đó đến quên hết cả thời gian, thèm ghê!!!


Đang nghe saxophone, đã! Nhạc nhẹ nhàng cho 1 ngày nhẹ nhàng! :)


Hôm nay kể về ngoại nhé! Sợ 1 ngày nào đó, khi ngoại đi xa, rồi những ký ức về ngoại cũng hao mòn dần, giống như ngoại bây giờ, k còn ký ức, nên sẽ ghi dấu lại, coi như là cất giữ cẩn thận, để dành cho ngoại, ngoại hì! :)


Ông ngoại mất sớm từ trước khi mình có mặt trên đời, nên mặc định Ngoại, tức là bà ngoại, xưa h mình vẫn cứ gọi ngoại thôi, 1 chữ ngắn gọn, mà nghe thương, và gần gũi.


Ngoại giống y như hình mẫu những người bà trong truyện. Tóc ngoại bạc trắng, da nhăn nheo, lưng còng, răng nhuộm đen, miệng nhai trầu bõm bẽm, cười hiền khô.


Tuổi thơ của mình k sống với ngoại nhiều bằng với bà nội, nhưng mà so sánh về mức độ gần gũi cho đến khi trưởng thành, nhiều khi mình thấy mình còn gần với ngoại hơn cả nội. Hình như ba mẹ có nhà riêng năm mình 6,7t j đó, lúc đó cả nhà chuyển ra khỏi nhà nội, mới bắt đầu gặp ngoại nhiều hơn. Nhà mình gần nhà ngoại, đi bộ mất khoảng 5-7 phút ngắn ngủn. Bởi vậy, ngày nào ngoại cũng xuất hiện từ sáng sớm. Mẹ đi bán, ngoại qua dắt 2 chị em (lúc nớ chưa có ku Nô) đi ăn sáng rồi đi học, xong ngoại lại về dọn dẹp nhà cửa đâu vô đấy rồi về mới về nhà ngoại lo cơm nước. Chiều nào mẹ bận thì ngoại lại đi đón 2 đứa, dắt về nhà cho ăn uống tắm rửa xong mới về. Nhớ lần đầu tiên mình nói láo mẹ, lúc nớ mới học mẫu giáo lớn hay mới vô lớp 1 j đó thì phải, mẹ về la đánh quá trời, bắt quỳ gối nguyên cả buổi tối, rùi đuổi ra khỏi nhà, ngoại toàn bênh cho mình, can ngăn mẹ. Mà sao đã gần 20 năm trôi qua rồi mà mình vẫn nhớ cái hình ảnh nớ, mình vòng tay đứng trên cái giường gỗ ọp ẹp hồi xưa, mặt lấm lét, mẹ thì cầm lăm lăm cây roi mây, còn ngoại thì ra sức cản mẹ. Chắc nhờ rứa mà mình sợ, k dám nói láo mẹ nhiều (:P) như 2 đứa nhỏ bây giờ.


Nhà của ngoại rộng và cũ, k phải loại nhà gạch như  nội. Nhà ngoại có hàng rào dâm bụt với thêm 1 loại cây chi đó bao quanh nhà, mình hay bức mấy lá của cây nớ bắt chước têm trầu giống ngoại, có cái vườn rộng, trồng mấy gốc bơ sáp từ hồi ông ngoại còn sống, thêm mấy cây lê-ki-ma, với cả mận nữa, trưa trưa ngoại hay trải chiếu cho mình nằm ngủ dưới mấy gốc cây, mát lắm. Còn có 1 cái hiên rộng trước khi vô nhà, cái hiên đó sau ni có tráng xi măng. Ngoại đi xách nước ngoài giếng vô cho mình với a.Vũ tắm. 2 anh em chơi trò trượt nước trên nền xi măng, ai dè trượt trúng chân ngoại, làm ngoại té lăn quay, gãy tay, tới chừ trở trời ngoại vẫn hay than nhức. Trong nhà trừ 4 bức tường với cột trụ xây = gạch, sàn nhà thì bằng đất sau tráng xi măng, tất cả những thứ còn lại đều = gỗ, bởi rứa ở trong nhà vẫn hay toát lên 1 cái mùi rất đặc trưng. Bàn thờ ông ngoại nằm giữa, có thờ cả Quán Thế Âm. Ngoại là người rất có tâm, nên việc thờ cúng ngoại luôn luôn nghiêm chỉnh, bàn thờ lúc nào cũng ngăn nắp. Mình nhớ dưới bàn thờ, ngoại còn hay cất mấy thẩu rượu chuối ngoại làm, để có dịp chi là đem ra cho cả nhà uống. Hic, k bít mùi vị loại rượu đó như thế nào, đến h mình vẫn tò mò. Ngoại nằm ngủ trên 1 tấm phản, láng cóng nhờ thời gian, và mát rượi. Đến h ngoại vẫn nằm trên cái phản đó. Ngoại trung thành với kiểu đồ bà ba, xưa nay chưa bao giờ thấy ngoại may 1 kiểu nào khác, lúc nào cũng bộ đồ bà ba, mà mặc bao nhiêu lớp. Mùa hè nóng đến mấy, ngoại vẫn có lớp áo mỏng bên trong. Tóc ngoại dài lúc nào cũng búi lên 1 cục gọn gàng ở phía sau. Bởi vậy, sau bao nhiêu năm rồi, hình ảnh về ngoại trong mình vẫn thế, ít khi thay đổi lắm, nếu có thì chỉ là ngoại bây giờ gầy hơn, và nhìn khọm khẹm hơn nhiều so với ngày xưa thôi!


Ngoại sống hiền lành mà cực khổ cả 1 đời, từ lúc còn nhỏ sinh ra k có cha cho đến bây giờ già k còn nhớ gì nữa, thì ngoại vẫn chưa được an nhàn hay sung sướng. Lúc nào ngoại cũng tất bật theo kiểu dân lao động, ngay cả lúc ăn cơm cũng k được thảnh thơi. Cách ăn của ngoại cũng gấp gáp, y như sợ thời gian ngồi ăn sẽ làm lỡ mất công việc vậy. Chỉ có lúc ngoại đọc kinh là nhìn ngoại thanh thản nhất. Mà ngoại giỏi, quán xuyến tất cả mọi việc, vì ông ngoại nằm liệt giường từ khi còn trẻ, bởi vậy 1 mình ngoại lo hết. (Mẹ mình chắc giống ngoại điểm này nhất!) Tới khi ngoại già rồi, thì ngoại lại lần lượt lo chăm cháu cho các cậu, rồi đến mẹ và các dì. Tất cả những đứa cháu của ngoại từ cháu nội đến cháu ngoại (chỉ trừ chị Như ra), đứa nào cũng qua bàn tay chăm chút của ngoại, k giai đoạn này thì cũng giai đoạn khác, và đứa nào cũng được ngoại yêu thương trọn vẹn! Rứa nên ngoại thương và canh cánh về c.Như nhất, vì c.Như chưa từng qua tay ngoại, nên ngoại k an tâm.


Lúc mẹ sinh ku Nô, nằm ổ tại nhà, 1 tay ngoại chăm sóc, nấu nướng, giặt giũ và lo cho 3 cha con mình. Chiều lại thì có ông nội đi chiếc xe 61 thì phải, lọc cọc qua chở 2 chị e đi dạo cho mẹ với ngoại thảnh thơi 1 chút. Lúc đó mỗi khi nghịch ngợm, mình nhớ ngoại cũng có hay la, nhưng mà chỉ quát lên 1 tiếng rồi thôi, chứ k bao giờ cằn nhằn j. Nô bắt đầu gởi nhà trẻ thì ngoại đỡ hơn 1 chút, nhưng mỗi cuối tuần thì vẫn đều đặn qua giữ  3 đứa cho mẹ. 1 mình ngoại mà loay hoay hết đứa này đến đứa khác. Đang đút ăn cho ku Nô bên này thì bên kia mình xử Rốt bê 1 đống đồ xún cầu thang, làm hắn rớt cầu thang té lăn quay xuống cái thau đồ trong nhà tắm. Ngoại la inh ỏi cả. Đã rứa mỗi lần cả đống con nít trong xóm kéo vô nhà mình chơi 5-10, chạy nhảy rầm rầm nữa, rứa mà về ngoại cũng chẳng méc ba mẹ, hì, thương ngoại nhứt :)


Mà ngoại nói chiện cũng giang hồ lắm! hihihi, mà cái cách nói chiện giang hồ của ngoại cũng k giống ng ta, bởi vì ngoại hiền lành quá, nên mỗi khi ngoại tức quá ngoại nói dọa, toàn bị con cháu cười cho thôi. Ngoại còn rất dễ bị giật mình, hễ giật mình, là ngoại nói lung tung lang tang mấy câu quen thuộc ri "mèo đổ mi chó, chó đổ mi mèo, mèo đổ mi chó,...", hay "lộn sèo, lộn sùm..." , hihihi, bởi rứa, mấy đứa cháu hay có màn hù cho ngoại giật mình rồi nhái mấy câu nói của ngoại. Ngoại toàn cười hiền :) Chừ ngồi nhớ cái cười của ngoại, thấy thương!


Ngoại bây giờ đã 84t. Lần mừng thọ 80 của ngoại, mình lo đi chơi với Thạch và Đội (lúc nớ là 10 năm thành lập Đội thì phải) k dự, trong khi cả nhà đông đủ cả. Tới bây giờ vẫn còn tiếc, vì sau lần đó, tuổi già đến với ngoại nhanh hơn hẳn, ngoại bắt đầu đãng trí, đặc biệt là 2 năm trở lại đây, ngoại k còn nhớ gì cả.  Thương cái đãng trí của ngoại. K nhận ra con cháu, k biết j, thấy ngoại cô đơn vô cùng. Tuổi già của ngoại con cháu đàn đống vây quanh, vậy mà ký ức của ngoại đi đâu hết, k nhận ra ai, k nhớ chuyện khiến ngoại lúc nào cũng thấy mình đơn độc và lạc lõng giữa những lần họp mặt, giữa những cháu con của mình. Có nhiều khi ngoại khóc, ngoại nói mình k có ai, mình mồ côi cha mẹ, k chồng k con, ở nhà của mình mà ngoại cứ tưởng đang phải ăn nhờ ở đậu nhà người khác, bởi vậy nên ngoại cứ hay sợ sệt, sợ làm phật ý "người ta" (theo lời ngoại) dù người ta đều là con cháu của ngoại. Bởi vậy, nhiều khi qua muốn ngồi với ngoại thiệt lâu, cứ vài phút ngoại lại hỏi "chị là con ai? nhà chị ở đâu mà răng chị tới thăm tui ri, thấy chị tội ghê á hỉ! chị chồng con chi chưa?...", thấy đau lòng chi lạ, thân hình ngoại h chỉ còn da bọc xương nhăn nhúm, còm queo, lúc nào cũng ngồi thu mình trên cái ghế ngoài sân ngóng ra đường, lắng nghe từng tiếng động nhỏ, đôi mắt ngoại đục ngầu nhìn mà cứ như xa xăm lắm, ai tới nhà dù quen dù lạ cũng cười chào, tay bắt mặt mừng... rồi hỏi "rứa anh/chị ở mô tới đây? anh/chị là bà con chi với tui?"...


Còn nhớ khi ngoại còn minh mẫn, ngoại nói "chừ già ri rồi, cầu trời cầu phật cho ngoại ra đi thanh thản, nhắm mắt lại ngủ 1 giấc, chứ đừng để đau ốm rồi làm khổ con cháu..." xong ngoại quay qua nói với mình "khi mô ngoại chết, con nhớ ra chùa mời mấy bác về tụng kinh cho ngoại đi, nghe con...". Nhớ lúc nớ nghe ngoại nói tới chuyện chết chóc, mình đã rưng rưng la ngoại nói bậy rồi. Giờ nghĩ, chuyện đó chỉ là sớm muộn, người ta rồi ai cũng ra đi, giống như nội vậy... Chỉ cầu mong cho ngoại, những ngày cuối đời k sầu muộn, và được ra đi thanh thản như tâm nguyện... Thương ngoại nhiều!

5/8/2010

Mv1e,đgtcm...

Nmlcgtđk?

Kmlkdpl,sntsb?

...

Tsmlktn?

Tsmllqtn???

Clean Development Mechanism (Đang tìm hiểu + đau đầu về cái này)

Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism - CDM) là một phương thức hợp tác quốc tế mới trong lĩnh vực môi trường giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia đã công nghiệp hoá. Nếu như vài thập kỷ gần đây, phương thức viện trợ phát triển chính thức (ODA) là phổ biến và được coi là một biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang và kém phát triển, thì hiện nay trước vấn đề ô nhiễm môi trường đang được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, CDM trở thành một công cụ triển khai chính sách quốc gia về môi trường ở nhiều nước tham gia Nghị định thư Kyoto (1997). Vậy CDM thực chất là gì? Những lợi ích và hiệu quả của nó ra sao? Cấu trúc và quy trình triển khai một dự án CDM như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp phần nào những vấn đề này.

Phần 1
Nói một cách ngắn gọn, CDM là cơ chế hợp tác được xây dựng theo Nghị định thư Kyoto nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện phát triển bền vững thông qua sự đầu tư một cách thiện hữu với môi trường của chính phủ các nước công nghiệp hoá và các công ty/doanh nghiệp của các nước này (thậm chí cả các tổ chức của các nước đang phát triển khác, gọi là CDM đơn phương). Như vậy, mục tiêu cơ bản nhất của CDM là hướng tới phát triển bền vững bằng các cam kết cụ thể về hạn chế và giảm lượng khí nhà kính phát thải định lượng của các nước trên phạm vi toàn cầu. Nhìn lại lịch sử, Nghị định thư Kyoto là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng đầu tiên ghi nhận nỗ lực chung của các quốc gia trong việc hạn chế phát thải khí nhà kính toàn cầu bằng các cam kết ràng buộc cụ thể của từng quốc gia thành viên. Do đó, CDM ra đời trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm đến mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với chi phí thấp nhất nhưng vẫn tăng cường hiệu quả cải thiện môi trường. Để đạt được điều này, Nghị định thư Kyoto đã đưa ra 3 cơ chế gồm: Mua bán quyền phát thải quốc tế (IET), đồng thực hiện (JI) và CDM.

CDM cho phép các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân ở các nước công nghiệp hoá thực hiện các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển và đổi lại, các doanh nghiệp này nhận được chứng chỉ dưới dạng "giảm phát thải được chứng nhận" (CER) và được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải của các nước công nghiệp hoá. Như vậy, thay vì cố gắng thực hiện giảm phát thải ngay tại nước mình bằng các biện pháp như đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ... với chi phí tốn kém hơn và hiệu quả thường không cao; các nước công nghiệp hoá sẽ tiến hành các dự án CDM đầu tư vào các nước đang phát triển chưa bị ô nhiễm môi trường nặng, trình độ công nghệ chưa cao để giảm phát thải với hiệu quả cao hơn. Nhờ thế, các nước công nghiệp hoá triển khai các dự án CDM cũng được coi là đã thực hiện các cam kết của mình về giảm phát thải định lượng theo Nghị định thư Kyoto, góp phần vào mục tiêu chung là giảm nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, hạn chế sự biến đổi khí hậu trái đất theo hướng bất lợi cho loài người. Bằng cách này, các dự án CDM đem lại lợi ích môi trường và kinh tế cho cả hai phía - phía các nước công nghiệp hoá (các nhà đầu tư dự án CDM) và phía các nước đang phát triển (các nước tiếp nhận dự án CDM). Về mặt kinh tế, nguồn tài trợ từ các dự án CDM sẽ giúp các nước đang phát triển đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững, chẳng hạn như giảm ô nhiễm không khí và nước, cải thiện sử dụng đất, nâng cao phúc lợi xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm hay giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hoá thạch... Ở mức độ toàn cầu, thông qua các dự án giảm phát thải, CDM có thể khuyến khích đầu tư quốc tế, thúc đẩy cung cấp nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới.

Về mặt tư cách chủ thể, để tham gia CDM, các nước phải đáp ứng được 3 yêu cầu cơ bản theo Nghị định thư Kyoto là phải phê chuẩn Nghị định thư Kyoto, tự nguyện tham gia CDM và thành lập cơ quan quốc gia về CDM. Ngoài ra, các nước công nghiệp hoá phải thuộc danh sách các nước trong Phụ lục I và đáp ứng đủ một số điều kiện cụ thể theo Điều 3 của Nghị định thư Kyoto. Về phạm vi áp dụng, các dự án CDM thích hợp với các lĩnh vực chủ yếu sau: Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng năng lượng, tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái sinh, chuyển đổi nhiên liệu và công nghệ sạch, nông nghiệp và lâm nghiệp (thu hồi và hấp thụ khí phát thải), các quá trình sản xuất công nghiệp phát thải khí nhà kính... Ở khía cạnh tài chính, theo quy định, các dự án CDM thành công được nhận CER nhưng cũng phải nộp một mức phí là 2% và được đưa vào một quỹ riêng (gọi là Quỹ thích ứng) để giúp các nước đang phát triển thích nghi với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, một số khoản thu khác sẽ góp phần thanh toán các chi phí quản lý CDM. Tuy nhiên, dự án CDM tại các nước kém phát triển có thể không phải chịu mức phí Quỹ thích ứng và các chi phí quản lý.
Phần 2

Trên bình diện quốc tế, để triển khai và giám sát dự án CDM ở mỗi quốc gia, cần thiết có một Ban chấp hành (được thành lập theo Nghị định thư Kyoto và hiện tại gồm 10 quốc gia thành viên) thực hiện chức năng duy trì việc đăng ký và giám sát CDM. Đối với mỗi quốc gia thành viên, trước khi tham gia CDM phải thành lập một Cơ quan quốc gia về CDM để đánh giá, phê duyệt các dự án, đồng thời là đầu mối để phối hợp với quốc tế.

Yêu cầu cho việc xây dựng một dự án CDM được nhấn mạnh đến tính cụ thể, xác thực và có thể thu được kết quả rõ ràng (có thể đo đếm được). Về mặt cấu trúc, nói chung một dự án CDM sẽ được triển khai qua 7 bước, hình thành nên một quy trình thống nhất như mô tả dưới đây:

Quy trình dự án CDM

1. Thiết kế và xây dựng dự án

2. Phê duyệt quốc gia

3. Phê chuẩn/đăng ký

4. Tài chính dự án

Tài liệu thiết kế dự án

Cơ quan thực hiện A

Các nhà đầu tư

Báo cáo giám sát

6. Thẩm tra/chứng nhận

7. Ban hành CERs

5. Giám sát

Các bên tham gia dự án

Báo cáo thẩm tra/báo cáo chứng nhận/đề nghị ban hành CERs

Cơ quan thực hiện B

Ban chấp hành/Cơ quan đăng ký

Phương pháp luận chủ yếu để tính toán hiệu quả của dự án CDM là so sánh giữa lượng phát thải ước tính của dự án với các phát thải tham chiếu (gọi là phát thải đường cơ sở). Mặc dù hiện nay có 3 phương pháp luận đường cơ sở phổ biến, nhưng ở Việt Nam thực tế chỉ áp dụng được một phương pháp, đó là dựa trên số liệu các phát thải hiện tại hoặc trong quá khứ thích hợp (phương pháp nội suy).

Về lợi ích quốc gia thu được từ các dự án CDM, các nước đang phát triển sẽ nhận được các nguồn tài chính cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững, chuyển giao công nghệ, nâng cao và bảo tồn hiệu quả sử dụng năng lượng, sản xuất năng lượng theo hướng bền vững, xoá đói giảm nghèo, tăng cường phúc lợi xã hội và các lợi ích môi trường địa phương. Đối với các nước phát triển, lợi ích rõ rệt nhất là giảm chi phí tuân thủ Nghị định thư Kyoto bằng cách đầu tư dự án CDM tại các nước đang phát triển và được công nhận là đã thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu.

Đối với Việt Nam, chúng ta chính thức gia nhập Nghị định thư Kyoto từ 25.9.2002. Tháng 3.2003, theo yêu cầu của Nghị định thư Kyoto và Thoả thuận bổ sung Marrakech, Việt Nam đã thành lập Cơ quan quốc gia về CDM thuộc Văn phòng Ozone và biến đổi khí hậu (bổ sung chức năng), trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, số dự án CDM được triển khai chưa nhiều, nhưng các kết quả thu được là thiết thực và có ý nghĩa, điển hình là Dự án tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp và Dự án thu gom khí đồng hành mỏ Rạng Đông của nhà thầu JVPC (Nhật). Dự án trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp có mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng của nồi hơi công nghiệp, nâng cao hiệu suất nồi hơi với chi phí đầu tư thấp, nhờ đó giảm phát thải khí CO2 trong lĩnh vực công nghiệp. Kết quả cụ thể thu được từ Dự án này là giảm được khoảng 150 nghìn tấn CO2 mỗi năm, nhờ tăng được hiệu suất trung bình của nồi hơi công nghiệp từ 45% lên 60%. Đồng thời, Dự án cũng góp phần phổ biến các công nghệ mới trong công nghiệp, đề xuất những thiết bị nâng cấp phù hợp. Hơn thế nữa, các loại khí phát thải nguy hại khác như SO2 và NOx cũng được giảm theo. Dự án thu gom khí ngoài khơi của mỏ dầu Rạng Đông (khai thác tại lô 15.2) đang trong giai đoạn chuẩn bị triển khai. Mục tiêu của Dự án là thu gom, thay vì đốt bỏ một lượng lớn khí đồng hành tại giàn khai thác, để đưa vào bờ sử dụng làm nhiên liệu đầu vào cho các nhà máy điện chạy khí và khu công nghiệp. Hiện tại, Dự án đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, trình Liên Hợp Quốc thẩm định.